Quy định về quảng cáo trên xe, dán thế nào mới đúng luật?

Quy định về quảng cáo trên xe:

Quảng cáo trên xe không còn là một từ khóa lạ lẫm. Mô hình này mới chỉ xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam vào cuối năm 2016 nhưng đến nay đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong quảng cáo ngoài trời (Out-Of-Home Advertising). Thế nhưng nó vẫn còn quá mới mẻ với ít nguồn thông tin và kênh tư vấn. Bài viết này Roadstreet sẽ làm rõ về những quy định về quảng cáo trên xe và cách quảng cáo trên xe sao cho đúng luật.

Không phải xin giấy phép nếu …

Đầu tiên, phải kể đến tin mừng cho các doanh nghiệp khi tránh được thủ tục đăng ký phức tạp. Cụ thể, căn cứ theo quy định của Luật Quảng cáo (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013), quảng cáo trên xe không phải xin giấy phép thực hiện quảng cáo tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như trước đây nữa. Miễn là, doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quy định sau:

  • Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông.
  • Decal, poster và những thành phẩm quảng cáo không được phép dán quá 50% diện tích trên bề mặt quảng cáo hợp pháp.
  • Các biểu tượng hoặc lô-gô của chủ phương tiện giao thông hay hãng xe phải tuân thủ quy định của pháp luật giao thông hiện hành.

Cần chú ý ở quy định decal, poster và những thành phẩm quảng cáo không được phép dán quá 50% diện tích trên bề mặt quảng cáo hợp pháp. Tương quan dưới đây giữa hai loại hình quảng cáo trên xe hiện nay sẽ giải thích cho quy định trên!

Tương quan hình ảnh giữa quảng cáo taxi truyền thống và Quảng cáo trên Grab

Tương quan hình ảnh giữa xe taxi và Grap
Tương quan hình ảnh giữa xe taxi và Grap

Nhìn trực quan thì diện tích quảng cáo trên hai chiếc xe có chênh lệch lớn. Cụ thể, diện tích decal quảng cáo trên Grab (xe màu trắng) lớn hơn decal trên taxi đến 130%. Thế nhưng không có chiếc nào dán sai quy định cả. Để lý giải tại sao decal quảng cáo của taxi không làm tràn xe như decal của Grab, chỉ cần chú ý vào chi tiết trong điều luật “không được phép dán quá 50% diện tích trên bề mặt quảng cáo hợp pháp”. Bề mặt quảng cáo hợp pháp ở đây là bề mặt ngoài bên hông thân xe.

Đối với Quảng cáo trên taxi, vì một nửa không gian được phép dán thương hiệu đã được sử dụng để dán tên hãng taxi. Thê nên diện tích quảng cáo hợp lệ chỉ còn ¼ ( hoặc 25%) diện tích bề mặt thân xe.

Đối với Quảng cáo trên Grab, vì không phải dán tên thương hiệu như taxi nên không gian hợp lệ được dành trọn vẹn cho thương hiệu và sản phẩm quảng cáo. Ưu điểm còn nằm ở sự linh động trong thiết kế, dễ dàng sáng tạo các thiết kế hiệu ứng dán tràn thân xe, tạo cảm giác dán full xe nhưng vẫn đảm bảo không dán quá 50% diện tích quảng cáo hợp pháp.

Quảng Cáo Trên Taxi Mai Linh
Quảng Cáo Trên Taxi Mai Linh

Trường hợp xử phạt

Từ ngày 5/5/2017, căn cứ nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ, quảng cáo trên các phương tiện giao thông không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng…

Cụ thể, các cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối nếu quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông hoặc quảng cáo vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo theo quy định.

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện cho các cơ quan trong toàn quốc, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn sản phẩm tốt với chất lượng và giá cạnh tranh nhất.

Hãy liên hệ: 043.991.9229 – 093.331.9229. Roadstreet sẽ tư vấn và giúp bạn có một chương trình quảng cáo trên xe taxi hiệu quả và thành công nhất!



    Gọi ngay