Hướng dẫn làm thủ tục treo phướn tại Hà Nội

Bên cạnh các hình thức quảng cáo cố định ngoài trời, cờ phướn cũng là một trong những loại hình được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng rộng rãi nhằm tăng hiệu ứng của chiến dịch trong một thời gian ngăn. Với những dãy cờ phướn được treo dọc suốt các con phố, người tham gia giao thông có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và nhớ về dịch vụ của bạn khi có nhu cầu.

Treo phướn tại Hà Nội
Treo phướn tại Hà Nội

Dưới đây là hướng dẫn làm thủ tục treo phướn tại Hà Nội:

1. THỦ TỤC:

  • Đơn đề nghị cấp phép thực hiện quảng cáo;
  • Hợp đồng thực hiện quảng cáo (nếu tổ chức, cá nhân là dịch vụ quảng cáo);
  • Mẫu (market) sản phẩm, hàng hoá muốn quảng cáo;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Một trong những giấy tờ chứng nhận chất lượng – sản phẩm hàng hoá hoặc các giấy tờ khác liên quan đến chất lượng công việc, thương hiệu cần quảng cáo;
  • Danh sách địa điểm treo, đặt quảng cáo.

2. THỜI GIAN: 5 ngày.

3. LỆ PHÍ:

– Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bươc 2: Nộp hồ sơ tại phòng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

– Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra nội dung và tính pháp lý hồ sơ

– Thời gian nhận hồ sơ:

Buổi sáng: 7h30 đến 11h00
Buổi chiều: 14h00 đến 16h30

Tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của nhà nước)

– Có giấy biên nhận hồ sơ (trừ trường hợp nhận hồ sơ qua đường Bưu chính)

Bước 3:

– Trả giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân.

– Thời hạn trả giấy phép:

Buổi sáng: 7h30 đến 11h00
Buổi chiều: 14h00 đến 16h30

Tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của nhà nước)

– Tổ chức cá nhân đến nhận Giấy phép phải :
+ Nộp lại giấy biên nhận hồ sơ (Giấy hẹn nếu có)
+ Nộp lệ phí theo quy định, nhận biên lai thu phí, lệ phí (liên 2).
+ Kiểm tra nội dung và ký nhận giấy phép

4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

5. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu quy định)

– Danh sách các vị trí, địa điểm xin treo quảng cáo kèm theo, có đóng dấu treo của tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân xin phép (nếu có)

– Bản sao có giá trị pháp lý:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Các loại giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá.

– Văn bản đồng ý, cho phép của cơ quan có thẩm quyền nếu quảng cáo chương trình khuyến mại.

– Mẫu (market) sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của cá nhân xin phép thực hiện quảng cáo hoặc đóng dấu nếu người xin phép là tổ chức (02 bản).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ

– Trường hợp quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì thời hạn giải quyết 03 ngày làm việc việc sau khi nhận được văn bản trả lời của các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo. Trường hợp không cấp giấy phép Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở VH, TT&DL

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

– Lệ phí (nếu có):

+ Lệ phí thực hiện quảng cáo trên băng rôn (bao gồm cả băng rôn dọc và băng rôn ngang)

+ 50.000 đồng/ 1 cái (tổng số tiền thu lệ phí một lần cấp giấy phép không quá 2.000.000 đồng/ 1 giấy phép)

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục)

+ Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

– Không được che khuất trên 10% diện tích sản phẩm quảng cáo đã đặt trước chưa hết thời hạn theo hướng phía trước, cách 200 mét nhìn vuông góc chính giữa với quảng cáo có trước.

– Không được đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng.

– Tại các đô thị, hạn chế quảng cáo có diện tích lớn ngoài trời không phù hợp với quy hoạch đô thị, an toàn xã hội, mỹ quan và cảnh quan môi trường

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Pháp lệnh Quảng cáo ngày 30/11/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

– Nghị đinh số:24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo.

– Thông tư số: 43/2003/TT/BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ VHTYT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.

– Thông tư liên tịch số 16/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD, ngày 28/02/2007 của Bộ Văn hoá – Thông tin – Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Xây dựng “Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông”.

Xin giấy phép treo phướn tại Hà Nội
Xin giấy phép treo phướn tại Hà Nội

Bạn muốn treo cờ phướn. Tuy nhiên không muốn làm những thủ tục xin giấy phép treo cờ phướn lằng nhằng, rắc rối đó. Hãy liên hệ: 043.991.9229 – 093.331.9229Roadstreet sẽ tư vấn và giúp bạn hoàn toàn miễn phí.



    Gọi ngay